TẠI SAO PHẢI TẬP BÀI MỞ KINH LẠC và ĐẢ THÔNG KINH LẠC

  Kinh lạc là mạng lưới giao thông vô cùng lớn của cơ thể, trong cuốn “Hoàng đế nội kinh”có viết: Kinh lạc giả, quyết sinh tử, xử bách bệnh, điều hư thực, nhân thể kinh lạc bất khả bất thông.

  Nếu như mạng lưới này không thông, cơ thể sẽ xuất hiện các kiểu các loại bệnh. Chỉ cần đả thông nó, mới có thể nói tạm biệt với bệnh tật, đồng thời tìm được cảm giác của một cơ thể khỏe mạnh: đầu lạnh, chân nóng, khí túc, huyết sướng, thông tiện.

BA ĐẠI MẠCH

1. MẠCH NHÂM

Mạch nhâm, đốc, xung cùng bắt nguồn từ thận, ra ở “hội âm”, gọi là “nhất nguyên tam kì”. Mạch Nhâm ở phía trước thân người, nằm trên đường dọc giữa cơ thể, theo đường giữa bụng ngực lên mặt đến hàm dưới tại huyệt thừa tương. Mạch nhâm có liên quan đến lục âm kinh, gọi là “âm mạch chi hải”, có vai trò rất quan trọng trong vận hành khí huyết ở phần âm của cơ thể  (vùng bụng ngực)

Mở mạch nhâm sẽ tác động đến lục tạng gồm: Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận, Tâm bào giúp cho sáu tạng trên mạnh khỏe. Động tác ngửa người về phía sau.

Vòng tiểu chu thiên

2. MẠCH ĐỐC

  Mạch Đốc bắt nguồn từ Thận, chạy đến huyệt hội âm, Từ đây đường kinh chạy tiếp lên trên dọc theo cột sống đến cổ tại huyệt phong phủ (từ đây đường kinh có nhánh đi sâu vào não), chạy tiếp lên đỉnh đầu đến huyệt bách hội, vòng ra trước trán, xuống mũi, môi trên (huyệt nhân trung) và ngân giao ở nướu răng hàm trên.

Mở mạch đốc sẽ tác động đến lục phủ gồm: Đảm, Tiểu trường, Vị, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu giúp cho sáu cơ quan trên mạnh khỏe. Động tác cúi người về phía trước.

3. MẠCH ĐỚI

Mạch Đới xuất phát từ huyệt đới mạch, chạy chếch xuống vùng thắt lưng và chạy nối vùng quanh bụng

Những huyệt mà mạch Đới mượn đường để đi: đới mạch, ngũ xu, duy đạo, 2 bên tổng cộng là 6 huyệt. Động tác nghiêng Trái, Phải.

Bài tập mở kinh lạc tác động đến 3 đại mạch Nhâm, Đốc, Đới giúp cân bằng âm dương trong cơ thể.

BÀI TẬP MỞ KINH LẠC (mở ba đại mạch)

Bài tập mở kinh lạc

12 ĐƯỜNG KINH

1KINH PHẾ
        Thủ thái âm phế kinh, vượng nhất vào giờ dần (3-5h sáng). Khi đó giấc ngủ sâu, sắc hồng hào, khí túc; “phồi triều bách mạch”.
Vào giờ sửu (1-3h sáng), khi máu được gan lọc xong sẽ đưa đến phổi, thông qua phổi đưa đến toàn thân. Vì vậy, buổi sáng sắc mặt hồng nhuận, tinh thần sảng khoái. Những người có bệnh về phổi có phản ứng mạnh nhất vào giờ dần, như ho dữ dội hoặc ho suyễn làm tỉnh giấc. Nếu để ý sẽ thấy, những người mắc viêm phế quản, viêm họng, hen suyễn sẽ có biểu hiện nặng hơn vào buổi sáng. 

Kinh này khởi từ trung tiêu (vùng bụng),xuống đại tràng, xuyên qua cơ hoành lên (thuộc về) Phế. Từ phế tiếp tục lên thanh quản, họng, rẽ ngang xuống dưới hố nách rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay xuống khuỷu, tiếp tục đi ở mặt trước cẳng tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay xuống bờ ngón tay cái tận cùng ở góc móng ngón tay cái

2. KINH ĐẠI TRƯỜNG

 Thủ dương minh đại trường kinh, vượng nhất vào giờ mão(5-7h sáng). Giờ đó đại tràng hoạt động, bài độc và chất thải ra ngoài; “phế dư đại tràng tương biểu lý”.

Phổi sẽ đưa máu sạch đến khắp cơ thế, nhanh chóng kích thích đại tràng hưng phấn, hoàn thành việc hấp thu nước và chất dinh dưỡng, và đào thải chất cặn bã. Buổi sáng sau khi dậy là lúc thích hợp nhất để đi đại tiện. 

3.   KINH VỊ

  Túc dương minh vị kinh, vượng nhất vào giờ thìn (7h-9h). Giờ thìn là lúc ăn sáng, cơ thể được nạp dinh dưỡng, tiêu hóa và hấp thu ở giai đoạn này cũng là tốt nhất. Ăn sáng nên ăn những thức ăn ấm và dưỡng vị như cháo, yến mạch, bánh bao…Những thực phẩm khô nóng quá mức sẽ làm vị hỏa vượng, xuất hiện các vấn đề như môi khô nứt, nhiệt miệng…Nếu không ăn sáng thì càng dễ bị mắc bệnh. 

4.   KINH TỲ

 Túc thái âm tì kinh, vượng nhất vào giờ tỵ (9-11h sáng),đây là lúc tạo máu nuôi cơ thể; “tì chủ vận hóa, tì thống huyết”.

Tì là tổng điều hành của các quá trình tiêu hóa, hấp thu, bài tiết, cũng là thống lĩnh của máu trong cơ thể. “Tì khai khiếu ra miệng và biểu hiện ở môi”. Nếu chức năng của tì tốt, tiêu hóa hấp thu tốt, chất lượng máu tốt thì sắc môi sẽ hồng nhuận. Môi trắng bệch chứng tổ khí huyết bất túc, môi xám, tím tái chứng tỏ hàn nhập tì kinh.vào lúc này, thức ăn từ dạ dày được tiêu hóa và bước vào giai đoạn hấp thu, cũng là giai đoạn sinh lý chủ vận hóa của tỳ.

 5.  KINH TÂM

  Thủ thiếu âm tâm kinh, vượng nhất vào giờ ngọ (11-13h), lúc này là lúc nghỉ ngơi, an thần dưỡng tinh khí; “tâm chủ thần minh, khai khiếu ra lưỡi, thể hiện trên mặt”. Tâm khí đẩy máu trong huyết quản, dưỡng thần, dưỡng khí, dưỡng gân.

Nếu giờ ngọ được ngủ 1 lát sẽ có lợi cho tim, giúp tinh thần sảng khoái từ chiều tới tối.

Bổ sung: phương pháp cổ có ghi---giờ ngọ là lúc âm dương trong cơ thể giao thoa với nhau, lúc này nghỉ ngơi chút ít sẽ có tác dụng dưỡng sinh trường thọ. 

6. KINH TIỂU TRƯỜNG
 
 Giờ mùi(13-15h).Dạ dày khi đó trống rỗng, lúc này bổ sung thức ăn và uống có thể hạ hỏa; tiểu tràng tiến hành thanh lọc, đưa nước về bàng quang, chất thải đưa xuống ruột già, chất dinh dưỡng chuyển cho tỳ.vào giờ mùi, kinh tiểu tràng sẽ điều chỉnh dinh dưỡng của cả 1 ngày.

Nếu tiểu tràng nóng,sẽ dẫn đến ho khan, trung tiện. Lúc này cần uống nhiều nước, uống trà, sẽ có lợi cho tiểu tràng bài tiết hạ hỏa.

7. KINH BÀNG QUANG

Túc thái dương bàng quang kinh vượng vào giờ thân (15h-17h).vào giờ thân, dịch cơ thể dồi dào, dưỡng âm cơ thể thoải mái; bàng quang chứa cả nước và dịch, nước sẽ bài tiết ra ngoài cơ thể, còn dịch sẽ tuần hoàn trong cơ thể.

Nếu bàng quang bị nóng sẽ gây triệu chứng ho kèm són tiểu. Vào giờ thân, nhiệt độ cơ thể khá cao, nếu vận động hợp lý sẽ thúc đẩy sự tuần hoàn của dịch trong cơ thể, uống nước hoặc trà bổ thâm thanh nhiệt sẽ rất tốt cho người âm hư.

8. KINH THẬN

Túc thiếu âm thận kinh, vượng nhất vào giờ dậu (17h-19h).

Vào giờ dậu, thận tàng kinh, nạp nguyên khí “thận tàng sinh thực chi tinh và lục phủ ngũ tạng chi tinh.thận chính là gốc của tiên thiên”.qua giờ thân, cơ thể sẽ thoát nhiệt bài độc,thận sang giờ dậu bước vào giai đoạn tàng trữ tinh hoa. Lúc này không nên vận động mạnh, cũng không nên uống quá nhiều nước. Chính bởi vậy bữa tối nên ăn ít.

9. KINH TÂM BÀO

Thủ quyết âm tâm bào kinh, vượng nhất vào giờ tuất(19h-21h). Giờ hợi, bảo vệ tim, giảm áp lực giúp tim thoải mái;

“Tâm bào là màng ngoài của tim, có mạch lạc, là đường thông của khí huyết.Tà bất năng dung, dung chi tâm thương”.

 Tâm bào là tổ chức bảo vệ tim, cũng là đường thông khí huyết. Kinh tâm bào vượng nhất vào giờ tuất, có thể thanh trừ ngoại tà xung quanh tim, để tim ở trạng thái tốt nhất. Lúc này cần giữ cho tâm trạng thoải mái bằng các hoạt động như: đọc sách, nghe nhạc, SPA, khiêu vũ, thái cực quyền… 

10. KINH TAM TIÊU

Thương tam tiêu kinh Vượng nhất vào giờ hợi ( 21h đến 23h).

 Giờ hợi bạch mạch thông, dưỡng thể dưỡng nhan. Tam tiêu là phủ lớn 

nhất trong lục phủ, có tác dụng chính là đả thông khí huyết, kinh lạc.  

Giờ hợi tam tiêu thông bách mạch. Nên nếu chúng ta có thể đi ngủ vào 

giờ hợi, thì bách mạch sẽ được nghỉ ngơi tốt nhất, có tác dụng vô cùng 

lớn trong việc dưỡng nhan (làm đẹp). Những người sống thọ trăm tuổi đều có một điểm chung đó là đi ngủ vào giờ hợi. Con người trong thời đại ngày nay nếu như không muốn đi ngủ vào thời điểm này, có thể 

nghe nhạc, đọc sách, xem ti vi, luyện yoga, nhưng tốt nhất không nên ngủ sau giờ hợi.

11. KINH ĐẢM

Túc thiếu thương đản kinh – Vượng nhất vào giờ tí ( 23h đến 1h). Nếu vào giờ tý ngủ say, mắt không có vết thâm; lý luận Đông y cho rằng “Đản chi dư khí, tiết vu minh đản, tụ nhi thành tinh”. Nếu ngủ trước giờ tý, đản ( mật) có thể hoàn thành chức năng trao đổi chất. “dịch mật càng trong, não càng minh mẫn”. Những người ngủ trước giờ ý, sáng ngủ dậy đầu óc sẽ minh mẫn tỉnh táo, khí sắc hồng nhuận, không có quầng thâm ở mắt. Còn những người thường xuyên không ngủ được vào giờ tý, thì sắc mặt trắng xanh,mắt quầng thâm. Đồng thời dịch mật không thể bài tiết tốt dẫn tới việc dễ phát sinh kết cặn, kết sỏi.

12. KINH CAN

  Túc quyết âm can kinh, vượng nhất vào giờ sửu (1h-3h).Nếu không ngủ muộn thì mặt sẽ không có nám. Đông y cho rằng: gan tàng huyết, khi ngủ thì huyết sẽ tụ về gan.Nếu đến giờ sửu mà chưa ngủ, gan vẫn cung cấp năng lượng để phục vụ tư duy và hành động của cơ thể, khi đó việc trao đổi chất sẽ không được thực hiện. Vì vậy những người trước giờ sửu vẫn không ngủ được, sắc mặt sẽ xám xanh, thần trí chậm chạp nhưng lại thiếu kiên nhẫn, dễ bị bệnh gan, mặt có nám.

   Trên đây là 12 đường kinh ứng với 12 tạng phủ. với bài tập ĐẢ THÔNG KINH LẠC giúp đả thông 12 đường kinh làm cho 12 tạng phủ khỏe mạnh nâng cao được chức năng hoạt động. Đó là nền tảng của một cơ thể cân bằng âm dương và một sức khỏe tốt giúp phòng và đẩy lùi bệnh tật.

BÀI TẬP ĐẢ THÔNG KINH LẠC(đả thông 12đường kinh)

Bài tập đả thông kinh lạc

Hãy liên hệ ngay với quý nhân đã chia sẻ đến bạn thông tin này để hiểu kỹ hơn về các bài tập và những yếu tố khác quyết định đến sức khỏe!

CHÚC QUÝ VỊ LUÔN MẠNH KHỎE!

Đại sứ sản phẩm vua canxi Phùng Đình Pháp.

Nguồn TH.

Tìm hiểu thêm về Hệ thống Kinh Lạc trong cơ thể con người




Đăng bởi Phùng Đình Pháp lúc lúc tháng 1 03, 2021 0 bình luận
Tags:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright © 2020. Thiết kế website thương hiệu cá nhân, Edit by Phungdinhphap.com
Chat Zalo